Sự thật cuộc gọi, văn bản gửi từ "cán bộ BHXH"

Lợi dụng quá trình chuyển đổi số của cơ quan BHXH, nhiều hình thức lừa đảo tinh vi đã được các đối tượng sử dụng để trục lợi

Mới đây, anh L.V.N (TP Hà Nội) đã nhận được cuộc gọi từ một người tự xưng là cán bộ BHXH yêu cầu cập nhật thông tin trên ứng dụng VssID - BHXH số. Tin lời, từ hướng dẫn và đường link do đối tượng gửi, anh N. đã tải phần mềm, đăng nhập và cập nhật vân tay, hình ảnh khuôn mặt, căn cước công dân (CCCD). Chỉ sau 1 giờ cập nhật thông tin, 1,8 tỉ đồng trong tài khoản ngân hàng của anh N. đã mất sạch. Lúc này anh N. mới biết bị lừa nên trình báo công an.

Cả tin

Anh N. không phải là trường hợp cá biệt bị lừa đảo liên quan đến việc cập nhật thông tin trên VssID.

Theo BHXH tỉnh Bình Dương, thời gian qua, cơ quan này nhận được nhiều phản ảnh của người dân, người lao động (NLĐ) về việc một số đối tượng gọi điện thoại yêu cầu cập nhật CCCD, địa chỉ Email... vào ứng dụng VssID. Cũng bằng cách thực hiện các cuộc gọi và tự xưng là cán bộ BHXH, các đối tượng yêu cầu NLĐ cập nhật số CCCD vào ứng dụng VssID bằng cách nhấn vào đường link có đuôi ".govvvn.com". 

Khi làm theo hướng dẫn, màn hình hiển thị giao diện giống với ứng dụng "VssID - BHXH số" của BHXH Việt Nam. Nếu NLĐ thông tin đã cài đặt ứng dụng thì đối tượng thông báo là có 2 ứng dụng "VssID - BHXH số", phải tải ứng dụng theo đường link mà đối tượng cung cấp mới điều chỉnh được thông tin. Ngoài ra, đối tượng còn yêu cầu NLĐ kết bạn Zalo vào số điện thoại 0943.803.550 để hướng dẫn điều chỉnh thông tin, nhằm khai thác thông tin cá nhân.

Sự thật cuộc gọi, văn bản gửi từ

Người lao động làm thủ tục BHXH tại BHXH TP HCM

Sau khi NLĐ làm theo chỉ dẫn và cung cấp thông tin cá nhân, đối tượng sẽ gửi số tài khoản (mạo danh số tài khoản của Kho bạc Nhà nước), yêu cầu NLĐ bấm xác nhận mã trên link để điều chỉnh thông tin trên ứng dụng. Sau khi thực hiện xong bước này, toàn bộ số tiền trong tài khoản ngân hàng của NLĐ bị "bay màu". BHXH tỉnh Bình Dương cho hay đã có một trường hợp NLĐ trên địa bàn TP Thủ Dầu Một bị lừa theo chiêu thức trên và bị mất gần 100 triệu đồng trong tài khoản.

Tại tỉnh Đồng Nai, anh T.H.T (ngụ phường Bửu Long, TP Biên Hòa) cũng nhận được cuộc gọi từ "cán bộ BHXH tỉnh Đồng Nai" thông báo hồ sơ BHXH của anh cần phải đồng bộ dữ liệu CCCD. Cùng với đó, người gọi yêu cầu anh T. đến trực tiếp BHXH tỉnh để cập nhật thông tin. Trường hợp anh T. đã cài đặt VssID thì không cần đến cơ quan BHXH mà có thể cập nhật thông tin online. 

Sau đó, đối tượng yêu cầu anh T. gọi vào nhiều số điện thoại khác để được hướng dẫn cập nhật online. Nghi ngờ lừa đảo, anh T. đã liên hệ BHXH tỉnh Đồng Nai để xác minh thông tin các "cán bộ BHXH" đã trao đổi với mình thì mới biết không có cán bộ nào ở đây sử dụng các số điện thoại đã gọi cho anh. BHXH tỉnh cũng cho hay không có chủ trương gọi điện thoại hay nhắn tin yêu cầu NLĐ đồng bộ dữ liệu CCCD, cập nhật thông tin trên VssID.

Đề cao cảnh giác

Để tăng mức độ tin cậy, hòng lừa đảo chiếm đoạt tài sản NLĐ, các đối tượng còn tạo các văn bản giả mạo cơ quan BHXH.

Tại TP HCM, vừa qua, BHXH các quận, huyện đã nhận được nhiều phản ánh từ NLĐ về việc họ nhận được Thông báo số 2133/BHXH-CSYT của BHXH Việt Nam về cập nhật mới ứng dụng VssID 4.0 theo Nghị định số 75/NĐ-CP. Thông báo (có đóng dấu BHXH Việt Nam và chữ ký của phó tổng giám đốc cơ quan này) được gửi từ người tự xưng là cán bộ, viên chức ngành BHXH đã gọi điện, yêu cầu NLĐ kết bạn qua ứng dụng Zalo để hướng dẫn cập nhật, thay đổi thông tin trên ứng dụng VssID trước đó. 

Thông báo có nội dung yêu cầu NLĐ khẩn trương cập nhật mới ứng dụng VssID 4.0 theo hướng dẫn của cơ quan BHXH tỉnh bằng thiết bị di động cá nhân để bảo đảm nhận được đầy đủ thông tin và quyền lợi BHXH về sau. Tuy nhiên, theo BHXH TP HCM, văn bản nêu trên là giả mạo, nếu NLĐ làm theo sẽ bị mất tiền trong tài khoản. BHXH TP cũng không có chủ trương điện thoại hay nhắn tin yêu cầu NLĐ cập nhật thông tin trên ứng dụng VssID hoặc cung cấp thông tin CCCD, tài khoản ngân hàng để cập nhật thông tin tham gia BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp (BHTN). 

Để bảo mật thông tin cá nhân tránh bị kẻ xấu lừa đảo, BHXH TP HCM đề nghị các sở ban, ngành, đoàn thể; UBND các cấp; các đơn vị sử dụng lao động; các tổ chức dịch vụ thu BHXH, BHYT và người dân đề cao tinh thần cảnh giác, tăng cường cập nhật thông tin về pháp luật, chính sách BHXH, BHYT, BHTN; thường xuyên theo dõi các thông báo của cơ quan chức năng về phương thức, thủ đoạn phạm tội, lừa đảo BHXH, nhất là trên không gian mạng. 

"NLĐ cần cẩn trọng khi thực hiện các giao dịch trên môi trường mạng, không cung cấp thông tin cá nhân, không kết bạn với người lạ qua các ứng dụng, không bấm vào các đường link lạ hay cung cấp mã OTP, mã số BHXH và mật khẩu VssID… cho các đối tượng không quen biết để tránh bị kẻ gian lợi dụng, lừa đảo. Nếu phát hiện hành vi có dấu hiệu lừa đảo, NLĐ cần kịp thời thông báo cho cơ quan chức năng để xử lý" - ông Trần Dũng Hà, Phó Giám đốc BHXH TP HCM, khuyến cáo.

Cũng theo BHXH TP, hiện nay các thông tin chính thức về chính sách BHXH, BHYT, BHTN và các dịch vụ tư vấn, hỗ trợ người dân được BHXH TP HCM cung cấp qua các kênh gồm: Trang Thông tin điện tử của BHXH TP HCM (https://tphcm.baohiemxahoi.gov.vn); Cổng giao dịch điện tử của BHXH Việt Nam (https://dichvucong.baohiemxahoi.gov.vn); Fanpage Facebook có tích xanh của BHXH TP (https://www.facebook.com/hcmbhxh/; tài khoản Zalo (Zalo OfficialAccount 

Người lao động

Danh sách việc làm

createGóp ý kiến