Ai cũng biết ngại đàm phán lương sẽ gây ít nhiều trở ngại cho sự nghiệp. Ngoài công việc, văn hóa doanh nghiệp, học hỏi, thăng tiến thì lương thưởng cũng ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống và ít nhiều ảnh hưởng đến sự tập trung cho công việc. Do đó đừng bỏ qua bước quan trọng này và hãy tự tin để xử lý gọn những tình huống khó xử này nhé!
Nếu câu hỏi “chụp mũ” ngay đầu buổi phỏng vấn. Hãy khôn ngoan làm lệch sang hướng khác. Vì nói về tiền ngay từ đầu sẽ không để lại ấn tượng tốt cho nhà tuyển dụng cũng như họ sẽ không đánh giá cao bạn. Bạn có thể chuyển hướng bằng cách:
- Trước tiên, tôi nghĩ chúng ta nên nói về yêu cầu công việc và những điều anh/chị mong đợi. Vì vậy, tôi có thể cảm nhận được gì anh/chị cần cũng như những gì tôi có thể đáp ứng và xứng đáng được nhận.
Nếu câu hỏi này xuất hiện cuối một buổi phỏng vấn dài hơi. Đầu tiên, hãy nắm chắc trong tay sự chuẩn bị kĩ càng về mức lương hiện tại, mức lương thị trường cho ngành/ nghề, hoặc độ đáp ứng công việc bạn ứng tuyển. Bằng cách đó, bạn sẽ không bị động trong quá trình trao đổi. Tốt nhất hãy đẩy câu chuyện để người phỏng vấn đưa ra con số đầu tiên. Vì nếu bạn “cao giá” hơn mức thể hiện thì có thể sẽ không vượt qua buổi phỏng vấn. Còn nếu quá thấp thì bạn biết nó sẽ ảnh hưởng thế nào rồi đấy.
Phản hồi này của sếp cũng phản ánh phần nào về sức khỏe của công ty. Thứ nhất, bạn nên tránh gặp trường hợp này tối đa bằng cách hãy đề xuất đàm phàn vào những thời điểm “vàng”: đúng dịp xét lương định kì của công ty, sau khi đạt được một số thành tích nhất định, lúc công ty đang đà đi lên, doanh thu tăng chẳng hạn.
Nếu việc thương lượng lương không thành công và đúng thật về vấn đề ngân sách của công ty thì bạn vẫn có thể chuyển hướng sang thương lượng lợi ích: thời gian linh hoạt, cơ hội tăng trưởng bản thân và nhiều thứ khác mà không xuất phát từ ngân sách cũng là một cách khôn ngoan.
Một công ty đặc biệt là các công ty lớn trả lương theo vị trí và cấp bậc. Điều đó thường khó hơn cho việc đàm phán lương của bạn, nhưng không gì là không thể. Hãy suy nghĩ theo nhiều cách khác nhau.
Ví dụ như việc bạn đạt nhiều “cú hít” để làm cơ sở đánh giá hiệu suất sớm hơn hoặc có thể gợi ý vào các tháng tới bạn sẽ làm được gì để đủ điều kiện đánh giá cấp bậc.
Xin chúc mừng! Nếu sếp của bạn mở lời trước. Điều đó có nghĩa sếp đang hiểu vấn đề của bạn và tin tưởng để giao cho bạn thêm công việc. Nhưng đừng quên rằng đàm phán lương phải win-win, do vậy mức bạn được nhận phải tương ứng với hiệu suất bạn mang lại cho công ty.
Cũng đừng quên hỏi về yêu cầu công việc, các chỉ số cần thiêt. Nếu có email hoặc văn bản thì càng tốt. Có mục tiêu cụ thể không chỉ đảm bảo lời sếp nói thành lời hứa mà còn là động lực giúp bạn thực hiện tốt hơn đấy
(Nguồn hình: Internet)
BinhCaptain