6 khoản tiền lương, trợ cấp tăng theo lương tối thiểu vùng từ ngày 1-7-2024

(NLĐO) - Theo các quy định pháp luật hiện hành, khi lương tối thiểu tăng, ngoài việc được tăng tiền lương hằng tháng người lao động sẽ được tăng một số quyền lợi.

Ngày 22-3-2024, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã công bố dự thảo Nghị định quy định mức lương tối thiểu với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động. Theo dự thảo, mức lương tối thiểu tháng của các vùng đã tăng lên so với mức lương tối thiểu hiện tại. Mức tăng này dự kiến được áp dụng từ 1-7-2024.

+ Vùng I là 4.960.000 đồng/tháng;

+ Vùng II là 4.410.000 đồng/tháng;

+ Vùng III là 3.860.000 đồng/tháng;

+ Vùng IV là 3.450.000 đồng/tháng.

Hiện hành, mức lương tối thiểu vùng đang áp dụng (đến hết ngày 30/6/2024) theo Nghị định 38/2022/NĐ-CP cụ thể như sau:

Vùng

Mức lương tối thiểu tháng

(Đơn vị: đồng/tháng)

Mức lương tối thiểu giờ

(Đơn vị: đồng/giờ)

Vùng I

4.680.000

22.500

Vùng II

4.160.000

20.000

Vùng III

3.640.000

17.500

Vùng IV

3.250.000

15.600

Như vậy, dự kiến mức lương tối thiểu vùng sẽ tăng từ 200.000 đồng - 280.000 đồng tùy vùng. Đây là tin vui với người lao động trong khối doanh nghiệp.

Theo các quy định pháp luật hiện hành, khi lương tối thiểu tăng, ngoài việc được tăng tiền lương hằng tháng người lao động sẽ được tăng một số quyền lợi, chi tiết như thế nào hãy cùng theo dõi ngay sau đây.

Tăng lương hằng tháng

Điều 91 Bộ luật Lao động 2019 quy định: Mức lương tối thiểu là mức lương thấp nhất được trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường nhằm bảo đảm mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội.

Mức lương tối thiểu được xác lập theo vùng, ấn định theo tháng, giờ.

6 khoản tiền lương, trợ cấp tăng theo lương tối thiểu vùng từ ngày 1-7-2024

Mức lương tối thiểu được điều chỉnh dựa trên mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ; tương quan giữa mức lương tối thiểu và mức lương trên thị trường; chỉ số giá tiêu dùng, tốc độ tăng trưởng kinh tế; quan hệ cung, cầu lao động; việc làm và thất nghiệp; năng suất lao động; khả năng chi trả của doanh nghiệp.

 

 

Nếu người lao động đang nhận lương bằng với mức lương tối thiểu thì từ ngày 01/7/2024, lương nhận hằng tháng sẽ tăng thêm.

Tăng tiền lương ngừng việc

Theo Điều 99 Bộ luật Lao động 2019: Nếu phải ngừng việc do lỗi của người sử dụng lao động, người lao động được trả đủ tiền lương theo hợp đồng lao động với mức không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng.

Tăng tiền lương tối thiểu khi chuyển công việc

Nếu sau khi lương tối thiểu tăng, người lao động chuyển sang công việc mới với mức lương thấp hơn mức lương tối thiểu mới, họ sẽ được giữ nguyên mức lương tối thiểu cũ trong thời gian 30 ngày làm việc.

Sau 30 ngày, nếu lương công việc mới vẫn thấp hơn, người lao động có quyền thương lượng với doanh nghiệp để tăng lương hoặc tìm kiếm công việc mới phù hợp hơn. Tiền lương theo công việc mới ít nhất phải bằng 85% tiền lương của công việc cũ nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu. (Điều 29 Bộ luật Lao động 2019)

Tăng mức đóng BHXH

Theo quy định hiện hành, mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng tại thời điểm đóng đối với người lao động làm việc bình thường. Do đó, khi lương tối thiểu tăng, mức đóng BHXH cũng sẽ tăng theo. (Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017)

Tăng mức đóng bảo hiểm thất nghiệp; Tăng mức hưởng trợ cấp thất nghiệp tối đa

Căn cứ Điều 50, 58 Luật Việc làm 2013 và Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017, người lao động cũng được tăng mức đóng bảo hiểm thất nghiệp và tăng mức hưởng trợ cấp thất nghiệp tối đa khi lương tối thiểu tăng. Như vậy, người lao động sẽ được hưởng trợ cấp thất nghiệp cao hơn khi mất việc.

Người lao động

Danh sách việc làm

createGóp ý kiến
Gửi tôi việc làm tương tự
Tạo ngay