Bảo hiểm sinh kỳ là gì? Cơ sở trích lập dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm nhân thọ với bảo hiểm sinh kỳ được quy định ra sao?

Bảo hiểm sinh kỳ là gì? Bảo hiểm sinh kỳ có phải bảo hiểm bắt buộc trong kinh doanh bảo hiểm hay không? Cơ sở trích lập dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm nhân thọ với bảo hiểm sinh kỳ được quy định ra sao?

Bảo hiểm sinh kỳ là gì? Cơ sở trích lập dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm nhân thọ với bảo hiểm sinh kỳ được quy định ra sao?

Bảo hiểm sinh kỳ là gì? Bảo hiểm sinh kỳ là bảo hiểm nhân thọ đúng không?

Hiện nay, pháp luật về kinh doanh bảo hiểm không giải thích về bảo hiểm sinh kỳ, tuy nhiên bảo hiểm sinh kỳ có thể được hiểu là loại nghiệp vụ bảo hiểm được dùng cho trường hợp người được bảo hiểm sống đến một khoảng thời gian nhất định.

Điểm đặc biệt của bảo hiểm sinh kỳ nằm ở chỗ nếu người được bảo hiểm sống đến thời gian quy định trong hợp đồng bảo hiểm thì công ty bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho người được thụ hưởng.

Dẫn chiếu đến Điều 3 Nghị định 46/2023/NĐ-CP quy định như sau:

Nghiệp vụ bảo hiểm nhân thọ

Các loại nghiệp vụ bảo hiểm nhân thọ bao gồm:

1. Bảo hiểm trọn đời.

2. Bảo hiểm sinh kỳ.

3. Bảo hiểm tử kỳ.

4. Bảo hiểm hỗn hợp.

5. Bảo hiểm trả tiền định kỳ.

6. Bảo hiểm liên kết đầu tư (bao gồm bảo hiểm liên kết chung và bảo hiểm liên kết đơn vị) theo quy định tại Chương VII Nghị định này.

Theo đó, bảo hiểm sinh kỳ là một trong các loại bảo hiểm nhân thọ.

Bảo hiểm sinh kỳ có phải bảo hiểm bắt buộc trong kinh doanh bảo hiểm hay không?

Bảo hiểm bắt buộc được quy định tại Điều 8 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 cụ thể như sau:

Bảo hiểm bắt buộc

1. Bảo hiểm bắt buộc là sản phẩm bảo hiểm nhằm mục đích bảo vệ lợi ích công cộng, môi trường và an toàn xã hội.

2. Bảo hiểm bắt buộc bao gồm:

a) Bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới;

b) Bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc;

c) Bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng;

d) Bảo hiểm bắt buộc quy định tại luật khác đáp ứng quy định tại khoản 1 Điều này.

3. Tổ chức, cá nhân thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm bắt buộc có nghĩa vụ mua bảo hiểm bắt buộc và được lựa chọn tham gia bảo hiểm bắt buộc tại doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài được phép triển khai.

4. Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài được phép triển khai bảo hiểm bắt buộc không được từ chối bán khi tổ chức, cá nhân đáp ứng đủ điều kiện mua bảo hiểm bắt buộc theo quy định của pháp luật.

5. Chính phủ quy định chi tiết về điều kiện bảo hiểm, mức phí bảo hiểm, số tiền bảo hiểm tối thiểu đối với bảo hiểm bắt buộc quy định tại khoản 2 Điều này.

Theo quy định này thì những loại bảo hiểm sau là bảo hiểm bắt buộc trong kinh doanh bảo hiểm như sau:

- Bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới;

- Bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc;

- Bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng;

- Bảo hiểm bắt buộc quy định tại luật khác đáp ứng quy định tại khoản 1 Điều này.

Như vậy, bảo hiểm sinh kỳ không phải là loại bảo hiểm bắt buộc trong kinh doanh bảo hiểm.

Cơ sở trích lập dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm nhân thọ với bảo hiểm sinh kỳ được quy định ra sao?

Phương pháp, cơ sở trích lập dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm nhân thọ được quy định tại Điều 41 Nghị định 46/2023/NĐ-CP cụ thể như sau:

Phương pháp, cơ sở trích lập dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm nhân thọ

1. Dự phòng toán học đối với bảo hiểm tử kỳ, bảo hiểm sinh kỳ, bảo hiểm hỗn hợp, bảo hiểm trọn đời, bảo hiểm trả tiền định kỳ:

a) Doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, doanh nghiệp tái bảo hiểm kinh doanh bảo hiểm nhân thọ, chi nhánh doanh nghiệp tái bảo hiểm nước ngoài kinh doanh bảo hiểm nhân thọ được chủ động lựa chọn phương pháp trích lập dự phòng toán học đối với các hợp đồng bảo hiểm có thời hạn trên 01 năm để đảm bảo được các trách nhiệm bảo hiểm trong tương lai như: Phương pháp phí bảo hiểm gộp, phương pháp phí bảo hiểm thuần, phương pháp phí bảo hiểm thuần có điều chỉnh Zillmer hoặc các phương pháp khác theo thông lệ quốc tế;

b) Cơ sở trích lập dự phòng của các phương pháp trích lập dự phòng tại điểm a khoản 1 Điều này, bao gồm: Bảng tỉ lệ tử vong CSO1980, lãi suất kỹ thuật dựa trên lãi suất bình quân của Trái phiếu Chính phủ kì hạn từ 10 năm trở lên và các cơ sở kỹ thuật khác tương ứng với từng sản phẩm bảo hiểm.

2. Dự phòng toán học đối với sản phẩm bảo hiểm liên kết chung, bảo hiểm liên kết đơn vị, bảo hiểm hưu trí, dự phòng toán học bao gồm:

a) Dự phòng rủi ro bảo hiểm: Là số lớn hơn giữa mức dự phòng tính theo phương pháp phí chưa được hưởng hoặc dự phòng tính theo phương pháp dòng tiền để đáp ứng được tất cả chi phí chi trả quyền lợi về rủi ro bảo hiểm trong tương lai trong suốt thời hạn của hợp đồng;

b) Dự phòng nghiệp vụ đối với phần liên kết chung (áp dụng đối với bảo hiểm liên kết chung) được tính theo một trong các phương pháp sau: Tổng giá trị hoàn lại của các hợp đồng bảo hiểm liên kết chung cộng với khoản dự phòng nhằm đảm bảo cho việc chi trả giá trị tài khoản đối với các hợp đồng dự kiến xảy ra sự kiện bảo hiểm trong kỳ; Tổng giá trị tài khoản của các hợp đồng liên kết chung.

Doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm đánh giá và lựa chọn phương pháp trích lập dự phòng nghiệp vụ đối với phần liên kết chung để bảo đảm các trách nhiệm đã cam kết theo hợp đồng bảo hiểm;
...
Như vậy, cơ sở trích lập dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm nhân thọ với bảo hiểm sinh kỳ, bao gồm: Bảng tỉ lệ tử vong CSO1980, lãi suất kỹ thuật dựa trên lãi suất bình quân của Trái phiếu Chính phủ kì hạn từ 10 năm trở lên và các cơ sở kỹ thuật khác tương ứng với từng sản phẩm bảo hiểm.

Thư viện pháp luật

Danh sách việc làm

createGóp ý kiến
Gửi tôi việc làm tương tự
Tạo ngay