Nói dối người phỏng vấn về mức lương: Nên hay không?

Bạn đã đạt được cuộc phỏng vấn cho công việc mình mong muốn. Và giờ đây, người phỏng vấn đặt ra một câu hỏi quen thuộc nhưng cũng rất “khó nhằn”: “Hãy cho chúng tôi biết mức lương hiện tại cũng như mong muốn của bạn?”.

Nếu mức lương hiện tại của bạn khá khiêm tốn và không có thay đổi trong vài năm qua, bạn có thể nảy sinh ý định nâng nó lên một chút với hi vọng nhà tuyển dụng sẽ đáp ứng cho bạn một mức cao hơn hoặc tương đương. Đây cũng là suy nghĩ của nhiều người. Theo một cuộc khảo sát gần đây của trang Vault.com, 23% người tìm việc cho biết họ đã nói dối hoặc quyết định sẽ nói dối trong quá trình phỏng vấn. Vậy bạn có nên nằm trong số đó? 

Nói dối người phỏng vấn về mức lương: Nên hay không?

Câu trả lời là không.

Hãy nói sự thật bởi sự trung thực luôn là chính sách tốt nhất. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, bạn không nhất thiết phải nói sự thật một cách chi tiết, cụ thể. Rod Kurtz, biên tập viên của AOL Small Business, cảnh báo: “ Nhà tuyển dụng có thể ép bạn nói ra một con số cụ thể nhưng hãy cố gắng tránh nêu ra trực tiếp, bạn có thể đưa ra một phạm vi an toàn. Hãy nhớ rằng, dù bạn trả lời ra sao, không bao giờ đưa ra một con số không đúng, đặc biệt qua văn bản bởi nhà tuyển dụng có thể gọi điện cho người tham khảo của bạn và xác nhận thông tin.” 

Nếu tự động nâng mức lương trái với thực tế, bạn có thể phải chịu hậu quả nghiêm trọng. “ Đối với một số công việc, đặc biệt công việc nhà nước, nói dối về mức lương có thể là bất hợp pháp”, Matt Wallaert, một chuyên gia tâm lí về hành vi ứng xử của trang GetRaised.com, cho biết. Ông cũng nói thêm: “ Công việc là một mối quan hệ và chúng ta không nên bắt đầu mối quan hệ bằng một lời nói dối”.

Nói sự thật nhưng bạn vẫn có thể đạt được mức lương mong muốn bằng cách:

Tăng các khoản trợ cấp

Thay vì nói dối về mức lương, hãy nói về gói lợi ích toàn bộ của bạn, bao gồm lương, thưởng, hoa hồng, trợ cấp xăng xe, điện thoại... Điều này làm cho con số bạn đưa cho nhà tuyển dụng cao hơn nhưng không khiến bạn trở thành một kẻ nói dối. Matt Wallaert chia sẻ ý kiến của mình: “ Điều này hoàn toàn công bằng và hợp lí. Bạn có thể vượt qua một cách xuất sắc câu hỏi về mức lương, tùy thuộc vào cách nói của mình ”. Ngoài ra, cách tiếp cận này cho phép bạn thương lượng tất cả khía cạnh của gói lợi ích với nhà tuyển dụng mới, không chỉ tiền lương. 

Thương lượng

Trước khi đi tới cuộc phỏng vấn và thương lượng với nhà tuyển dụng, bước đầu tiên cần làm để đạt được nhiều hơn trong công việc mới là nghiên cứu. Hãy tìm hiểu mức lương ở vị trí tương tự ở các công ty tương đương. Wallaert khuyên: “ Một khi nhà tuyển dụng nắm được mức lương hiện tại của bạn hoặc ít nhất là khoảng lương và sau khi bạn đưa ra mức lương mong muốn của mình, hãy thuyết phục nhà tuyển dụng bằng kinh nghiệm, trình độ học vấn, kĩ năng và lí do bạn là sự lựa chọn thích hợp nhất cho công ty.” 

Và đừng sợ hãi hay ngại ngần thương lượng mức lương cao nếu bạn cảm thấy mình xứng đáng được nhiều hơn những gì công ty đề nghị. Kurtz khuyên bạn: “ Có thể bạn đã thất nghiệp trong một thời gian dài và sẵn sàng chấp nhận bất cứ con số nào nhà tuyển dụng đưa ra nhưng hãy cố gắng thương lượng hết mức có thể bởi đó là quyền lợi của bạn. Nếu nhà tuyển dụng không thay đổi mức lương, bạn có thể bắt đầu thảo luận về tiền thưởng, thêm ngày nghỉ, thời gian làm việc linh hoạt...

(Nguồn hình: Internet)

 

Danh sách việc làm

createGóp ý kiến
Gửi tôi việc làm tương tự
Tạo ngay