Tăng lương thời khủng hoảng

Nhiều ý kiến cho rằng: “Giữa thời điểm khó khăn, thất nghiệp lan tràn này, giữ việc còn khó huống gì yêu cầu tăng lương”. Tuy nhiên, thời điểm nào cũng vậy, bạn hoàn thành quá tốt công việc đề ra, bạn có quyền được đền đáp xứng đáng. Quyết định nâng lương là nỗ lực đáng ghi nhận của các chủ doanh nghiệp dành cho nhân viên của họ. Đổi lại, những người lao động, với mong muốn được tăng lương trong thời kỳ khủng hoảng, cần phải phấn đấu nhiều hơn nữa nhằm chứng tỏ nỗ lực và khả năng nổi bật của cá nhân so với các đồng nghiệp khác. Nếu bạn không biết làm thế nào để bắt đầu mọi thứ dễ dàng hơn, hãy cùng CareerBuider tham khảo những bí quyết sau:

Tăng lương thời khủng hoảng

1. Có mặt sớm tại văn phòng mỗi ngày

Muốn đề cập đến việc tăng lương, bạn cần tích cực hơn trong công việc. Theo ông Bùi Ngọc Quốc Hưng, CEO của CareerBuilder Việt Nam: “Cách đầu tiên và đơn giản nhất là đi làm sớm. Đừng chỉ biết có mặt đúng giờ mà hãy đến văn phòng sớm. Đặc biệt là khi bạn sống trong một thành phố đông đúc luôn có các vấn đề về giao thông, phải luôn chuẩn bị cho mình những bước đệm cần thiết thì mới có thể thực hiện được ý định này”. Khi đến sớm, hãy dọn dẹp hết những công việc lặt vặt cho gọn gàng và khi giờ làm việc bắt đầu thì bạn đã tràn đầy khí thế sẵn sàng làm mọi nhiệm vụ tốt nhất. 

2. Không kêu ca, than vãn

Chúng ta thường có những suy nghĩ tiêu cực về một số điều gì đó, nhưng hãy giữ chúng cho riêng bạn. Đừng phàn nàn về những rắc rối của cá nhân với sếp hay đồng nghiệp. Họ chỉ muốn lắng nghe những giải pháp của bạn cho công việc. Hãy trình bày các ý tưởng xây dựng mới mẻ với cấp trên theo cách chuyên nghiệp, và rồi bạn sẽ thấy mình đã cải tiến quy trình làm việc ngày một tốt hơn nhiều. Chắc hẳn trong thời gian ấy công ty cũng đã ghi nhận được nỗ lực của bạn và cân nhắc về một vị trí với mức lương tốt hơn cho bạn. 

3. Thiết lập mục tiêu cá nhân

Người chủ luôn đánh giá cao những nhân viên biết tự thiết lập mục tiêu công việc cụ thể. Hãy viết ra những mục tiêu của bạn và hỏi ý sếp rằng lúc nào là thời gian thuận tiện để thảo luận về nó. Điều này cho thấy bạn là người luôn chủ động hướng về phía trước, có đầu óc sáng kiến và khả năng hoàn thành nhiệm vụ. Bạn cũng nên duy trì việc liệt kê ra những việc cần hoàn thành, những thành tích cá nhân bạn mong muốn và dùng thông tin này để đánh giá lại quá trình phấn đấu của mình.

4. Chủ động trao đổi với cấp trên

Đừng chờ đợi đến đợt xem xét hiệu quả công việc tiếp theo mới tìm hiểu xem mình nên làm gì để được đánh giá tốt. Hãy hỏi người quản lý trực tiếp của mình rằng bạn cần phải làm gì để cải thiện bản thân ngay hôm nay. Hành động này cho thấy sự chủ động, tinh thần sẵn sàng học hỏi và khao khát thành công – chúng chắc chắn sẽ gây được ấn tượng với bất kỳ ông chủ nào. 

5. Tình nguyện nhận việc

Nếu bạn thấy mình có khả năng và thời gian rảnh rỗi, hãy tình nguyện tham gia làm nhân sự bổ sung cho một dự án. Đôi khi, các bộ phận khác chỉ đang cần thêm nhân lực chứ không phải là một người có chuyên môn cụ thể. Sẵn sàng và tình nguyện làm những việc công ty đang cần người sẽ ghi dấu ấn về sự chăm chỉ của bạn. Đừng ngần ngại khám phá bản thân ở những vị trí mới. Hãy luôn dành tâm trí cho công việc chính và sẵn sàng đề cử chính mình cho những việc phù hợp.

Tất nhiên, điều cuối cùng bạn mong muốn vẫn là được sếp đánh giá tốt và để ý đến bạn nhiều hơn trong đợt xét tăng lương sắp tới. Bạn cần nhớ rằng, sự nỗ lực không bao giờ thừa và sẽ được đền đáp xứng đáng. Nên khiêm tốn, học hỏi và thể hiện tính chuyên nghiệp trong mọi cuộc trao đổi với sếp. Đừng vội tự mãn hay chủ quan vì mình đã tạo ra được thêm cơ hội. Hãy để hành động nói thay cho bạn.

(Nguồn hình: Internet)

 

Danh sách việc làm

createGóp ý kiến
Gửi tôi việc làm tương tự
Tạo ngay