Việc xây dựng thang bảng lương đối với công việc có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm được dựa trên cơ sở nào?

Cho tôi hỏi việc xây dựng thang bảng lương đối với công việc có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm được doanh nghiệp thực hiện dựa trên cơ sở nào? Doanh nghiệp hải xây dựng thang bảng lương như thế nào đối với công việc có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm? Câu hỏi của anh Cường từ Bình Định?

Việc xây dựng thang bảng lương đối với công việc có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm được dựa trên cơ sở nào?
Việc xây dựng thang bảng lương đối với công việc có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm đươc dựa trên cơ sở nào?

Có phải xây dựng thang bảng lương đối với người lao động làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hay không?
Căn cứ Điều 1 Thông tư 17/2015/TT-BLĐTBXH quy định về phạm vi điều chỉnh như sau:

Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này hướng dẫn việc xây dựng thang lương, bảng lương, chế độ phụ cấp lương và chuyển xếp lương đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động (không bao gồm Tổng giám đốc, Giám đốc, Phó tổng giám đốc, Phó giám đốc, Kế toán trưởng làm việc theo hợp đồng lao động) trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu theo quy định tại Điều 10 Nghị định số 49/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật lao động về tiền lương, bao gồm:
1. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên độc lập thuộc các Bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
2. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là công ty mẹ của Tập đoàn kinh tế nhà nước, công ty mẹ trong mô hình công ty mẹ - công ty con do Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định chuyển đổi, thành lập.

Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này sau đây gọi chung là công ty.

Bên cạnh đó, tại Điều 2 Thông tư 17/2015/TT-BLĐTBXH quy định về đối tượng áp dụng như sau:

Đối tượng áp dụng
1. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động quy định tại Bộ luật lao động.
2. Hội đồng thành viên (hoặc Chủ tịch công ty), Tổng giám đốc, Giám đốc, Phó tổng giám đốc, Phó giám đốc, Kế toán trưởng, Kiểm soát viên (sau đây gọi chung là viên chức quản lý).
3. Bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được phân công thực hiện quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ của chủ sở hữu đối với công ty (sau đây gọi chung là chủ sở hữu).
4. Cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan đến việc xây dựng thang lương, bảng lương, phụ cấp lương và chuyển xếp lương quy định tại Thông tư này.

Như vậy, nếu người lao động làm việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo hợp đồng lao động đã ký kết và doanh nghiệp thuộc trường hợp phải xây dựng thang bảng lương thì phải tiến hành xây dựng thang bảng lương cho người lao động.

Doanh nghiệp phải tiến hành xây dựng thang bảng lương gồm:

- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên độc lập thuộc các Bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là công ty mẹ của Tập đoàn kinh tế nhà nước, công ty mẹ trong mô hình công ty mẹ - công ty con do Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định chuyển đổi, thành lập.

Việc xây dựng thang bảng lương đối với công việc có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm được dựa trên cơ sở nào?

Căn cứ Điều 6 Thông tư 17/2015/TT-BLĐTBXH quy định về việc xác định yếu tố điều kiện lao động như sau:

Xác định yếu tố điều kiện lao động
1. Công ty rà soát việc phân loại điều kiện lao động của các chức danh nghề, công việc trong công ty, trong đó:
a) Đối với chức danh nghề, công việc đã được Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội công nhận nghề, công việc có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm (điều kiện lao động loại IV) hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm (điều kiện lao động loại V và loại VI) thì công ty sử dụng làm cơ sở để xác định mức lương theo điều kiện lao động.
b) Đối với chức danh nghề, công việc có yếu tố đặc trưng về điều kiện lao động theo Phụ lục số III ban hành kèm theo Thông tư này ảnh hưởng hoặc tác động xấu đến sức khỏe, tâm lý người lao động, nhưng chưa được công nhận nghề, công việc có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thì công ty đề nghị Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội và cơ quan có liên quan đánh giá, xác định để bổ sung công nhận nghề, công việc có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
c) Đối với chức danh nghề, công việc còn lại thì công ty xác định mức lương theo điều kiện lao động bình thường.

Theo đó, khi xây dựng thang bảng lương cho người lao động thực hiên công việc có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm (điều kiện lao động loại IV) hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm (điều kiện lao động loại V và loại VI) đã được Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội công nhận thì công ty sử dụng điều kiện lao động làm cơ sở để xác định mức lương cho người lao động.

Phải xây dựng thang bảng lương như thế nào đối với công việc có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm?
Căn cứ Điều 8 Thông tư 17/2015/TT-BLĐTBXH quy định về tổ chức xây dựng thang bảng lương đối với từng loại lao động như sau:

Xây dựng thang lương, bảng lương
...
2. Sau khi lựa chọn thang lương, bảng lương cần xây dựng, công ty tổ chức xây dựng thang lương, bảng lương đối với từng loại lao động như sau:
a) Thống kê, rà soát chức danh nghề, công việc, đánh giá độ phức tạp công việc, xác định yếu tố điều kiện lao động, quan hệ mức lương theo quy định tại Điều 4, 5, 6 và Điều 7 Thông tư này.
b) Thiết kế thang lương, bảng lương cụ thể đối với từng loại lao động, trong đó việc xác định các mức lương, bậc lương như sau:
- Đối với thang lương thì xác định mức lương bậc 1, bội số lương, phân chia số bậc lương phù hợp với bậc phức tạp kỹ thuật của nghề, công việc. Đối với bảng lương thì xác định mức lương bậc 1 và phân chia các bậc theo thâm niên phù hợp với yêu cầu công việc, khuyến khích người lao động tích lũy kinh nghiệm để thực hiện tốt công việc.
- Các mức lương phải bảo đảm: mức lương thấp nhất của công việc hoặc chức danh giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định; mức lương thấp nhất của công việc hoặc chức danh đòi hỏi lao động qua đào tạo, học nghề phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định; khoảng cách chênh lệch giữa hai bậc lương liền kề ít nhất bằng 5%.
Đối với trường hợp đưa yếu tố điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm để thiết kế các mức lương trong thang lương, bảng lương thì mức lương của công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 5%; công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương của công việc hoặc chức danh có độ phức tạp tương đương trong điều kiện lao động bình thường.
...

Theo quy định vừa nêu, việc đưa yếu tố điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm để thiết kế các mức lương trong thang lương, bảng lương thì mức lương của công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 5%; công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương của công việc hoặc chức danh có độ phức tạp tương đương trong điều kiện lao động bình thường.

Danh sách việc làm

createGóp ý kiến