(NLĐO) - Hiện một trong những điều được rất nhiều cán bộ, công chức, viên chức quan tâm chính là ai có lương thấp nhất từ 1-7-2024?
Theo khoản 3.1 Điều 3 Mục II tại Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018, tới đây, đối tượng công chức, viên chức trong khu vực công có mức lương thấp nhất sẽ là người làm công việc yêu cầu trình độ đào tạo trung cấp (bậc 1).
Tuy nhiên, khi cải cách tiền lương, mức lương của người làm công việc yêu cầu trình độ đào tạo trung cấp bậc 1 khu vực công dự kiến sẽ không thấp hơn mức lương thấp nhất của người lao động trong khu vực doanh nghiệp.
Cải cách tiền lương sẽ chuyển xếp lương cũ sang lương mới, đảm bảo không thấp hơn lương hiện hưởng.
Về chính sách cải cách tiền lương, tới đây dự kiến sẽ ban hành hệ thống bảng lương mới cho cán bộ, công chức, viên chức theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo thay thế cho bảng lương hiện hành.
Đồng thời cũng sẽ chuyển xếp lương cũ sang lương mới, đảm bảo không thấp hơn lương hiện hưởng.
Các yếu tố cụ thể để thiết kế bảng lương mới theo Nghị quyết 27 được quy định như sau:
- Sẽ bãi bỏ mức lương cơ sở và hệ số lương như hiện nay, thay vào đó sẽ xây dựng mức lương cơ bản bằng số tiền cụ thể trong bảng lương mới.
- Thống nhất lại chế độ hợp đồng lao động đối với những người làm công việc thừa hành, phục vụ (trình độ đào tạo dưới trung cấp) và không áp dụng bảng lương công chức, viên chức với đối tượng này.
- Xác định mức lương thấp nhất của công chức, viên chức khu vực công là mức lương của người làm các công việc yêu cầu trình độ đào tạo trung cấp bậc 1. Theo đó, lương sẽ không thấp hơn mức lương thấp nhất của lao động qua đào tạo khu vực doanh nghiệp.
- Mở rộng quan hệ tiền lương làm căn cứ nhằm xác định mức lương cụ thể trong hệ thống bảng lương từng bước tiệm cận với quan hệ tiền lương khu vực doanh nghiệp.
- Hoàn thiện chế độ nâng bậc lương thường xuyên và trước hạn đối với công chức, viên chức và lực lượng vũ trang sao cho phù hợp với bảng lương sắp ban hành.
Hiện chưa có bất kỳ quy định nào quy định về mức lương cao nhất của công chức, viên chức sau cải cách tiền lương.
Song theo Trang Thông tin Chính phủ, chính sách tiền lương mới tới đây sẽ mở rộng hệ số lương từ 1 - 2,34 - 10 lên 1 - 2,68 - 12.
Theo đó, hệ số lương cao nhất của công chức, viên chức sẽ lên đến 12, nghĩa là dự kiến mức lương của công chức với hệ số cao nhất cũng sẽ hơn con số 18 triệu đồng/tháng như hiện nay.
Bên cạnh mức lương cơ bản thì cán bộ, công chức, viên chức còn được hưởng thêm khoản thưởng và phụ cấp. Do đó, nếu tính cả lương cơ bản thì tới đây, tiền lương của công chức, viên chức có thể sẽ tăng lên rất nhiều.
Theo tinh thần của Nghị quyết 27, tiền lương thấp nhất của công chức, viên chức sẽ bằng mức lương thấp nhất bình quân các vùng khu vực doanh nghiệp.
Sau đó tiến tới cao hơn mức lương thấp nhất bình quân khu vực doanh nghiệp và cuối cùng là bằng hoặc cao hơn mức lương thấp nhất của vùng cao nhất khu vực doanh nghiệp.
Theo đó, tiền lương thấp nhất của công chức, viên chức rất có thể sẽ căn cứ vào mức lương tối thiểu vùng. Hiện nay, mức lương tối thiểu vùng được quy định tại Nghị định 38/2022/NĐ-CP như sau:
Vùng I |
Vùng II |
Vùng III |
Vùng IV |
|
Mức lương tối thiểu tháng (đồng/tháng) |
||||
Hiện nay |
4.680.000 |
4.160.000 |
3.640.000 |
3.250.000 |
Đề xuất |
4.960.000 |
4.410.000 |
3.860.000 |
3.450.000 |
Mức lương tối thiểu giờ (đồng/giờ) |
||||
Hiện nay |
22.500 |
20.000 |
17.500 |
15.600 |
Đề xuất |
23.800 |
21.200 |
18.600 |
16.600 |
Đáng nói thêm, mới đây, mức lương tối thiểu vùng đang được đề xuất tăng thêm 6% thậm chí có nơi còn tăng đến 20% tại dự thảo Nghị định về mức lương tối thiểu vùng.
Mức lương tối thiểu vùng đang được đề xuất tăng thêm 6% thậm chí có nơi còn tăng đến 20% tại dự thảo Nghị định về mức lương tối thiểu vùng
Tới đây Chính phủ sẽ điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng tại một số địa bàn cao hơn mức lương tối thiểu vùng hiện nay người lao động đang được hưởng.
Cụ thể:
- Tăng 6% mức lương tối thiểu vùng của người lao động: từ 200.000 - 280.000 đồng/tháng.
- Tăng 20% khi những người ở vùng thấp được thay đổi vùng lên vùng cao hơn liền kề như:
Chuyển từ vùng II lên vùng I với các địa phương thuộc tỉnh Quảng Ninh như thành phố Uông Bí, thành phố Móng Cái, thị xã Quảng Yên, thị xã Đông Triều: tăng khoảng 19,2%.
Chuyển từ vùng III lên vùng II với các khu vực: TP. Thái Bình, TP. Thanh Hóa, TP. Sầm Sơn, thị xã Nghi Sơn, thị xã Bỉm Sơn (Thanh Hóa), Thị xã Ninh Hòa (Ninh Hòa), TP. Sóc Trăng: tăng khoảng 21,1%.
Chuyển từ vùng IV lên vùng III với các khu vực: huyện Triệu Sơn, huyện Thọ Xuân, huyện Yên Định, huyện Vĩnh Lộc, huyện Thiệu Hóa, huyện Hà Trung, huyện Hậu Lộc, huyện Nga Sơn, huyện Hoằng Hóa, huyện Nông Cống (Thanh Hóa); huyện Thái Thụy, huyện Tiền Hải (Thái Bình); huyện Ninh Phước (Ninh Thuận): tăng khoảng 18,7%.
Tuy nhiên, không phải tất cả các trường hợp làm việc tại các tỉnh trên đều được tăng lương thêm 20% từ 1-7-2024.
Quy định này chỉ áp dụng với những người lao dộng đang hưởng mức lương tối thiểu vùng theo tháng tại các địa phương này sau khi được chuyển đổi từ địa bàn đang hưởng lương tối thiểu vùng thấp sang địa phương áp dụng mức lương tối thiểu vùng cao hơn.
Người lao động