Người lao động có thể được giảm mức đóng bảo hiểm thất nghiệp?

Luật Việc làm 2013 chưa đảm bảo tính linh hoạt trong điều chỉnh mức đóng bảo hiểm thất nghiệp, nhất là trong các trường hợp thiên tai, dịch bệnh, khủng hoảng kinh tế, suy thoái khi Quỹ kết dư lớn.

Đề xuất linh hoạt mức đóng bảo hiểm thất nghiệp

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB-XH) đang Dự thảo Luật Việc làm sửa đổi trong đó có đề xuất nội dung quan trọng liên quan đến mức đóng bảo hiểm thất nghiệp.

Người lao động có thể được giảm mức đóng bảo hiểm thất nghiệp?

Bộ LĐ-TB-XH đang Dự thảo Luật Việc làm sửa đổi trong đó có đề xuất nội dung quan trọng liên quan đến mức đóng bảo hiểm thất nghiệp

Cụ thể, Dự thảo Luật Việc làm sửa đổi quy định việc đóng bảo hiểm thất nghiệp như sau:

(1) Mức đóng và trách nhiệm đóng bảo hiểm thất nghiệp được quy định như sau:

- Người lao động đóng tối đa bằng 1% tiền lương tháng;

- Người sử dụng lao động đóng tối đa bằng 1% quỹ tiền lương tháng của những người lao động đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp;

- Nhà nước hỗ trợ tối đa 1% quỹ tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của những người lao động đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp và do ngân sách trung ương bảo đảm.

(2) Hằng tháng, người sử dụng lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo mức quy định nêu trên và trích tiền lương của từng người lao động theo mức quy định để đóng cùng một lúc vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp.

(3) Thời điểm đóng bảo hiểm thất nghiệp của người sử dụng lao động và người lao động là thời điểm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.

(4) Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không phải đóng bảo hiểm thất nghiệp tháng đó. Người sử dụng lao động phải thông báo cho cơ quan bảo hiểm xã hội đối với trường hợp này.

(5) Nhà nước chuyển kinh phí hỗ trợ từ ngân sách nhà nước vào Quỹ theo mức do Chính phủ quy định.

(6) Căn cứ vào khả năng bảo đảm cân đối Quỹ bảo hiểm thất nghiệp, Chính phủ quy định chi tiết mức đóng vào quỹ quy định tại khoản (1).

Như vậy, có thể thấy Dự thảo Luật Việc làm sửa đổi linh hoạt mức đóng bảo hiểm thất nghiệp trên cơ sở:

- Cơ sở chính trị: Nghị quyết 28-NQ/TW, Nghị quyết 42-NQ/TW nhấn mạnh việc sửa đổi các quy định về mức đóng, tăng cường tính linh hoạt của chính sách nhằm mở rộng diện bao phủ, hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động.

- Cơ sở thực tiễn: Luật Việc làm 2013 quy định mức đóng bảo hiểm thất nghiệp của người lao động và người sử dụng lao động cố định là 1% mức tiền lương tháng.

Do đó, chưa đảm bảo tính linh hoạt trong điều chỉnh mức đóng bảo hiểm thất nghiệp, nhất là trong các trường hợp thiên tai, dịch bệnh, khủng hoảng kinh tế, suy thoái khi Quỹ kết dư lớn.

Thực tế, trong bối cảnh đại dịch COVID-19 vừa qua, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Nghị quyết 03/2021/UBTVQH15, Nghị quyết 24/2022/UBTVQH15 nhằm hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động bị ảnh hưởng từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp.

Người lao động có thể được giảm mức đóng bảo hiểm thất nghiệp?

Dự thảo Luật Việc làm sửa đổi linh hoạt mức đóng bảo hiểm thất nghiệp

Trên cơ sở đó, Dự thảo Luật Việc làm sửa đổi đã đưa ra đề xuất sửa đổi mức đóng bảo hiểm thất nghiệp theo hướng: Người lao động đóng tối đa bằng 1% tiền lương tháng; Người sử dụng lao động đóng tối đa bằng 1% quỹ tiền lương tháng của những người lao động đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp; Nhà nước hỗ trợ tối đa 1% quỹ tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của những người lao động đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp và do ngân sách trung ương bảo đảm.

Còn về chi tiết mức đóng bảo hiểm thất nghiệp cụ thể bao nhiêu sẽ được Chính phủ hướng dẫn.

Mức đóng bảo hiểm thất nghiệp hiện hành

Theo Luật Việc làm 2013, mức đóng và trách nhiệm đóng bảo hiểm thất nghiệp được quy định như sau:

- Người lao động đóng bằng 1% tiền lương tháng;

- Người sử dụng lao động đóng bằng 1% quỹ tiền lương tháng của những người lao động đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp;

- Nhà nước hỗ trợ tối đa 1% quỹ tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của những người lao động đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp và do ngân sách trung ương bảo đảm.

Jobs List

createComments
Send me similar jobs
Create job alert